top of page

Smart drug: Đánh giá và so sánh các loại Racetam

Ban đầu, Nootropics Racetam được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn lo âu, giảm tập trung (ADHD) và các chứng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi. Vào những năm 1970 cho đến tận bây giờ, Racetam, Modafinil và Adderall trở nên phổ biến trong giới sinh viên Mỹ khi được phát hiện ra rằng nó giúp họ vượt qua các kỳ ôn thi và các bài kiểm tra một cách dễ dàng nhờ đó đưa ngành công nghiệp sản xuất các loại thuốc này lên mức chục tỷ đô la Mỹ mỗi năm.


Đỉnh điểm vào năm 2010 khi BBC và CNN đưa tin về một loại một thuốc thông minh được sử dụng rộng rãi bởi các bio-hacker tại Wall Street và Thung lũng Silicon để tạo ưu thế trong các công việc đòi hỏi năng lực tư duy. Các nhà khoa học và học giả y dược đã nghiên cứu và tìm ra lợi ích của nootropic trên con người. Các hợp chất này giúp tăng cường khả năng tư duy, sự tỉnh táo, trí nhớ, chức năng nhận thức, trạng thái tinh thần và cũng nâng cao tâm trạng của người dùng.



Lịch sử về racetam


Thuốc nootropic racetam đầu tiên được tạo ra bởi Tiến sĩ Corneliu Giurgea tại công ty dược phẩm UCB Pharma có trụ sở tại Bỉ vào năm 1964. Ban đầu ông muốn tìm ra một loại thuốc làm dịu chứng say tàu xe nhưng...


Sau khi bào chế và thử nghiệm, Giurgea phát hiện ra ông vừa chế ra một loại thuốc có thể tăng cường nhận thức ngay cả ở những người khỏe mạnh. Công ty đã tung ra loại 'thuốc' mới này với tên gọi là "Nootropil" ở Châu Âu vào đầu những năm 1970. Sau sự thành công của Piracetam, 20 loại racetam khác được nghiên cứu phát triển theo sự tiến bộ của khoa học, có cùng gốc hóa học nhưng được thay đổi một số vòng cấu trúc để tạo ra các công dụng khác nhau.


Hôm nay Nootropics Vietnam sẽ giới thiệu 7 loại racetam phổ biến nhất.




1. Piracetam


Phù hợp với người bắt đầu sử dụng và được sử dụng phổ biến nhất vì nhẹ nhất trong nhóm racetam, tính an toàn cao ngay cả khi sử dụng với liều lượng lớn và thường xuyên, và đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ.

Piracetam sẽ không cho hiệu ứng lập tức thấy rõ như uống cafe hay các loại racetam khác mà sẽ vi tế hơn. Vì vậy phù hợp với sinh viên hoặc các công việc cần sử dụng lâu dài và thường xuyên để tăng năng suất học tập và làm việc mỗi ngày.

Piracetam là chất kết hợp hoàn hảo với các loại nootropic khác để tạo ra 1 stack hiệu quả.


Công dụng: Tạo tâm trạng tốt hơn, giảm chứng lo âu xã hội, tăng cường động lực và sự tập trung mỗi buổi sáng, khả năng ghi nhớ tốt hơn.


Liều dùng: 1.000-1.800 mg mỗi ngày, chia làm 2 lần sáng và chiều

Các brain-hacker có kinh nghiệm khuyên bạn nên bắt đầu với 'liều tấn công' là 1.000 mg Piracetam 3 lần mỗi ngày trong 3 ngày đầu tiên để thấy được kết quả lâu dài ngay cả khi ngừng sử dụng thuốc.


Tác dụng phụ: Nghiên cứu cho thấy sử dụng lâu dài không có tác dụng hoặc trên số rất ít người có triệu chứng khi sử dụng vượt quá liều khuyến cáo như lo lắng tạm thời, buồn ngủ, mất ngủ hoặc kích động nhẹ, nhưng không có gì đáng nghiêm trọng.


Cách hoạt động: Piracetam điều chỉnh các thụ thể AMPA và NMDA trong não, làm tăng hiệu quả của glutamate (chất dẫn truyền thần kinh chính của hệ thần kinh người) Nó cải thiện lưu lượng acetylcholine (ACh) - là một chất dẫn truyền thần kinhb khác đóng vai trò quan trọng đối với trí nhớ và nhận thức. Sự suy giảm nghiêm trọng của acetylcholine có liên quan đến bệnh Alzheimer., tăng độ nhạy và mật độ của các thụ thể ACh. Và làm tăng lưu lượng máu não hỗ trợ não hoạt động hiệu suất hơn





2. Aniracetam


Có cùng gốc công thức với Piracetam nhưng mạnh hơn đến 5 lần. Là loại racetam được ưa chuộng nhất, aniracetam phù hợp với các công việc phức tạp đòi hỏi sự tập trung cao độ và kỹ năng sắp xếp nhiều tầng tư duy phức tạp của não bộ.


Mạnh về tư duy logic và sáng tạo. Piracetam còn được gọi là social-racetam (racetam xã giao) khi nhiều người dùng cho biết khả năng giao tiếp của họ trôi chảy, mạch lạc và chặt chẽ hơn.


Công dụng: Aniracetam có hiệu quả tức thời. Giúp tăng trí nhớ và khả năng tiếp thu. Thuốc có tác dụng rõ rệt lên khả năng tập trung, tư duy logic và tiếp nhận thị giác. Khi kết hợp với caffeine, thuốc giúp làm việc và tập trung cao độ dễ dàng trong nhiều giờ liên tục. Sáng tạo hơn và có xu hướng đưa ra các ý tưởng và đưa ra quyết định nhanh hơn. Tăng tính hòa đồng, đặc biệt vượt trội so với các loại racetam khác ở tính giảm lo âu căng thẳng.


Liều dùng: 500mg - 1000mg/ngày chia làm 2 lần sáng và chiều.

Tác dụng kéo dài 3 - 4 tiếng. Tránh sử dụng buổi tối vì thuốc giúp tỉnh táo có thể khiến bạn mất ngủ. Nên sử dụng cách ngày hoặc tốt hơn là 2 - 3 ngày để não bộ có thể nghĩ ngơi.


Tác dụng phụ: Khi sử dụng ở liều cao gây tác dụng phụ bồn chồn, buồn nôn, đau đầu, mất ngủ


Cách hoạt động: Các nghiên cứu cho rằng Aniracetam thúc đẩy giao tiếp giữa bán cầu não trái và phải khiến người dùng trở nên sáng tạo hơn, Aniracetam tăng cường tín hiệu tế bào não bằng cách tăng hiệu quả của glutamate, đồng thời giúp giải phóng thêm 200 - 300% acetylcholine, tạo ra dopamine và serotonin.




3. Oxiracetam


Lựa chọn phổ biến của các sinh viên Mỹ trong các kì thi, Oxiracetam hoạt động cho tư duy nhạy bén và khả năng xử lý thông tin tốc độ. Với điểm mạnh là tắt các yếu tố gây phân tâm, Oxiracetam phù hợp cho các công việc nghiên cứu, đọc nhanh nhớ nhanh, đòi hỏi sự chú ý, tập trung cao độ, tăng khả năng ghi nhớ và cảm nhận không gian.


Công dụng: Nếu Aniracetam cho bạn khả năng làm việc sắp xếp multi-task và sáng tạo thì Oxiracetam sẽ cho bạn khả năng tập trung nhạy bén như 1 tia laser vào một việc cố định và khả năng ghi nhớ. Giúp xóa sương mù não, uể oải đặc biệt là khi tìm hiểu tài liệu mới hoặc làm một việc bạn không mấy hứng thú.


Liều dùng: 750 - 1.500 mg. Chia làm hai liều lượng bằng nhau. Một liều vào buổi sáng và một liều vào đầu giờ chiều.


Tác dụng phụ: Khi sử dụng ở liều cao gây tác dụng phụ bồn chồn, buồn nôn, không gây mất ngủ như Aniracetam


Cách hoạt động: Oxiracetam là nootropic racetam thứ 3 và được phát triển vào năm 1977. Nó tăng cường choline-acetyltransferase (ChAT) trong não, giúp tạo ra nhiều acetylcholine hơn. Dẫn đến cải thiện trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Và loại bỏ ‘sương mù não’. Oxiracetam cũng làm tăng mật độ các vị trí liên kết đối với chất dẫn truyền thần kinh trên thụ thể AMPA. Dẫn đến hiệu ứng kích thích mà không có bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào liên quan đến chất kích thích.




4. Phenylpiracetam


Phenylpiracetam được đánh giá là một trong những nootropics racetam mạnh nhất. Được phát triển đặc biệt cho các phi hành gia Liên Xô vào năm 1980 như một phương pháp điều trị cho tình trạng căng thẳng kéo dài trong nhiệm vụ bay trong không gian. Làm tăng lưu lượng máu trong não, cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào não, thúc đẩy sự tỉnh táo, nhận thức, tập trung và tâm trạng.


Phenylpiracetam hiệu quả trong việc tăng cường hiệu suất thể thao, Được xem như một loại doping, Phenylpiracetam bị cấm sử dụng bởi liên đoàn thể thao thế giới trong Olympics.


Công dụng: Giảm các triệu chứng lo lắng, trầm cảm, căng thẳng. Cải thiện chức năng não và sức mạnh thể chất.


Liều dùng: Tác dụng trong vòng 30 phút sau khi dùng. Liều 100mg - 200mg mỗi ngày chia làm sáng và chiều.

Khuyến nghị chỉ sử dụng khi cần thiết.


Tác dụng phụ: Đau đầu và mất ngủ đến khó chịu và tức giận cao độ.


Cách hoạt động: Phenylpiracetam được tạo ra bằng cách thêm nhóm phenyl vào Piracetam do đó di chuyển qua hàng rào máu não nhanh hơn nhiều so với piracetam. Phenylpiracetam làm tăng mật độ của các thụ thể acetylcholine (ACh), NMDA, GABA và dopamine trong não. Tăng liên kết với các thụ thể acetylcholine nicotinic của các tế bào vỏ não. Kết quả là, sẽ có sự gia tăng các thụ thể acetylcholine vào hồi hải mã.




5. Coluracetam


Coluracetam ban đầu được sản xuất vào năm 2005 tại Nhật Bản bởi Tập đoàn Mitsubishi Tanabe Pharma. Thí nghiệm đầu tiên được thực hiện trên loại thuốc này là thiết lập khả năng điều trị Bệnh Alzheimer và điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Coluracetam tăng cường độ tương phản trong tiếp nhận thị giác và quan sát chi tiết, cải thiện tâm trạng tốt hơn so với các racetam khác. Nếu bạn muốn tăng cường tâm trạng và có mắt quan sát sống động hơn với một tâm trí rõ ràng hơn, bạn có thể kết hợp coluracetam với các nootropics khác.


Công dụng: Cải thiện tâm trạng và chống rối loạn lon âu, tập trung, chất lượng hình ảnh thị giác. Hỗ trợ điều trị các chứng suy giảm trí nhớ.


Liều dùng: 200mg - 240mg.


Tác dụng phụ: Không độc hại và dung nạp tốt, do đó an toàn khi sử dụng, thuốc có thể gây ra một số phản ứng bất lợi. Tuy nhiên, các tác dụng phụ rất hiếm và chủ yếu xảy ra do dùng quá liều. Tránh sử dụng vào chiều tối vì có thể gây khó ngủ.




6. Fasoracetam


Fasoracetam lần đầu được phát triển bởi công ty dược phẩm Nhật Bản Nippon Shinyaku. với mục đích điều trị chứng mất trí nhớ. Họ đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng để xem hiệu quả, fasoracetam không thể vượt qua giai đoạn 3 và đã ngừng nghiên cứu.


NeuroFix đã mua Fasoracetam vào năm 2013. Sau đó nó được chuyển cho Aevi Genomic Medicine để nghiên cứu điều trị cho trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Bột Fasoracetam đã cho thấy hiệu quả như một phương pháp điều trị tiềm năng để điều trị ADHD và hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm 2 cho thấy khả năng tăng sự quyết tâm và bình tĩnh.

Nó đã không được chấp thuận chính thức cho bất kỳ sử dụng nào bởi FDA. Vì vậy, nó được sử dụng như một chất nghiên cứu cho đến nay.


Công dụng: cho thấy tiềm năng như một loại thuốc hiệu quả trong nhận thức, chú ý, cải thiện trí nhớ, v.v. trong các thử nghiệm và nghiên cứu. Cho thấy tác dụng đối với chứng trầm cảm và lo lắng, có thể làm giảm những tình trạng này.


Liều dùng: 100mg - 300mg/ ngày chia làm 2 lần


Tác dụng phụ: Khi sử dụng ở liều cao gây mệt mỏi, buồn ngủ và có tác dụng an thần


Cách hoạt động: Cải thiện trí nhớ và nhận thức bằng cách tác động lên hệ thống cholinergic và phản ứng qua trung gian GABA (B). Ức chế hoạt động của acetylcholine esterase, cho phép acetylcholine tồn tại lâu hơn. Thuốc cũng làm tăng mức độ chống oxy hóa, hoạt động như một tác nhân bảo vệ thần kinh, và tăng các gen phản ứng tiếp hợp và ty thể.





* Tất cả các thông tin trong bài viết đều mang tính chất tham khảo, không thay thế và không phải là lời khuyên từ bác sĩ, chuyên gia y tế hay nhà trị liệu. Bài viết mang tính chất tổng hợp các nghiên cứu và trải nghiệm cá nhân thực hành phương pháp sinh học thực dụng mang tính chất tự do ngôn luận với mục đích chia sẻ. Không chịu trách nhiệm cho bất cứ hành động thực nghiệm nào của các cá nhân. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về bất kỳ quyết định nào bạn đưa ra với sức khỏe của mình.




Comments


bottom of page